Nếu bạn đang có ý định theo học Judo thì hãy tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu những kiến thức hay ho, thú vị về môn võ đến từ đất nước mặt trời mọc này nhé! 5+ đặc điểm của môn võ Judo mà không phải ai cũng biết 6+ dụng cụ …
Nếu bạn đang có ý định theo học Judo thì hãy tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu những kiến thức hay ho, thú vị về môn võ đến từ đất nước mặt trời mọc này nhé!
Lịch sử hình thành
Judo là một môn võ xuất phát từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản vào khoảng năm 1882 bởi sư tổ Kano Jigoro (0985098537). Ông là một võ sư, đồng thời cũng là một giáo sư thể chất. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông tạo ra Judo trên phương diện hình thành một môn võ với tính kỷ cương, nhất quán về thể chất, tinh thần và đạo đức.
Judo là sự kết hợp của môn võ Nhật Bản lâu đời là Jujitsu (Nhu Thuật) và các kỹ thuật võ cổ truyền như Randori, Kata. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành của Judo, sư tổ Kano Jigoro đã lược bớt đi các đòn thế bạo lực của Jujitsu cũng như tập trung phát triển Judo thành một môn võ rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, một quan niệm sống có ý nghĩa triết học, chứ không thuần tuý chỉ là những kỹ thuật chiến đấu.
Năm 1956, trải qua rất nhiều khó khăn, Liên đoàn Judo quốc tế (IJF) chính thức thành lập. Tính đến nay, IJF có hơn 100 nước thành viên,trong đó có cả Việt Nam. Năm 1964 Judo được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic được tổ chức tại Tokyo. Với quá trình phát triển lên tới hơn 100 năm, Judo đang ngày càng phát triển lớn mạnh và trở thành một môn võ được đông đảo môn sinh trên thế giới yêu thích.
Đặc điểm căn bản
Judo thường được nhắc tới với những kỹ thuật ném vô cùng điệu nghệ cùng với những đòn thế vật lộn tuyệt đẹp. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, đặc điểm cốt yếu nhất của môn võ Judo thực chất lại là phương châm “dùng nhu thắng cương”, hoàn toàn trái ngược với sự mạnh bạo mà người ta thường thấy. Chính từ cái tên Judo đã nói lên được điều này. Judo được ghép từ hai ký tự là “Ju” và “do”. Trong đó, “Ju” có nghĩa là sự nhẹ nhàng, nhu mì, còn “do” chính là cách. Môn võ này được dịch ra có thể hiểu là nguyên tắc của sự dịu dàng.
Với nguyên tắc này, các kỹ thuật trong Judo thường vận dụng yếu tố linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo của mọi chuyển động để khống chế đối phương. Môn Judo không sử dụng binh khí mà vận dụng các đòn quật ngã, đè, các đòn xiết cổ, các đòn khóa tay, các đòn khóa chân. Bên cạnh đó, còn có những đòn đâm, chém dùng bàn tay. Học viên của môn võ Judo được gọi là Judoka. Mục tiêu chính của một Judoka là hạ gục đối thủ xuống đất và khoá các bộ phận trên cơ thể thoặc làm nghẹt thở đối phương.
Đọc thêm: Nhảy Dây Để Giỏi Võ?
Hệ thống đòn thế
Các kỹ thuật khác nhau trong Judo được gọi là waza. Hệ thống đòn thế Judo, hay còn gọi là Judo waza, gồm có 3 phần chính:
- Nhóm kỹ thuật quật (vật, ném) – nage-waza: Nhòm đòn này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: Động tác làm mất sự cân bằng được gọi là Kuzushi; Động tác xoay người và đặt lưng, vai gọi là Tsukuri; Động tác thực hiện thành công và ném xuống đất được gọi là Kake.
- Nhóm kỹ thuật khống chế/khoá siết – katame-waza: Quá trình này liên quan đến kỹ thuật giữ chắc và tóm lấy đối phương. Nhòm đòn này cũng được chia thành nhiều loại như Osaekomi-waza (kỹ thuật cầm), Shime-waza (kỹ thuật bóp nghẹt đối thủ) và Kansetsu-waza ( kỹ thuật iều khiển các bộ phận khớp).
- Nhóm kỹ thuật tấn bằng chân/tay/cơ thể – atemi-waza: Bao gồm nhóm đòn đè (Osaekomi waza); Nhóm đòn xiết cổ (Shime waza); Nhóm đòn khoá bẻ khớp (Kansetsu waza). Atemi-waza không phổ biến bằng nage-waza và katame-waza bởi vì các kỹ thuật tấn công của Atemi-waza thường mang nhiều yếu tố bạo lực vốn có của môn Nhu Thuật và được sư tổ Kano Jigoro lược bỏ hoặc hạn chế chỉ cho những môn sinh đã hiểu rõ về võ đạo.
Có thể bạn sẽ thích: 6 Hệ Phái Nổi Tiếng Nhất Của Karate Bạn Nên Biết
Võ phục Judo
Võ phục Judo còn gọi là Judogi, bao gồm áo dài, quần và đai tuỳ theo đẳng cấp của môn sinh. Cả áo dài và quần đều có cùng màu trắng hoặc xanh. Chính vì bản chất của việc tập luyện Judo yêu cầu các môn sinh phải sử dụng nhiều kỹ thuật quật và ngã, võ phục của môn sinh cũng phải được thiết kế chống rách đặc biệt với các phần được may chắc ở những vị trí chịu tác dụng của lực hoặc chịu lực ma sát.
Người bắt đầu tập judo hoặc đã học judo được một đến hai năm nên có thể chọn võ phục bằng chất liệu cottone hoặc polycotton để đảm bảo cảm giác mềm mại, thoải mái khi luyện tập và giữ được sự bền bỉ với thời gian.
Tuy nhiên, với những võ sĩ quyết tâm gắn bó với Judo lâu dài hoặc người đã bắt đầu thi đấu nên đầu tư cho mình một bộ võ phục có sợi dệt bằng tre. Các sản phẩm với võ phuc Judo với áo được làm từ vải sợi tre và quần được làm từ vải 100% cotton sẽ giữ được phom dáng và màu sắc rất tốt theo thời gian cùng với khả năng chống rách tối ưu và đặc biệt được thiết kế để chịu được những cú nắm mạnh mẽ của việc luyện tập Judo.
Ngoại ra, bạn nên chọn một bộ võ phục Judo phù hợp với chiều cao và cân nặng của mình để tạo ra cảm giác thoải mái nhất khi tập luyện. Thông thường, bạn nên lựa chọn võ phục dài hơn chiều cao của bạn từ 5 cm đến 10 cm. Ví dụ, nếu bạn cao 174 cm, một bộ đồng phục dài 180 cm sẽ khá hợp lý với vóc dáng của bạn
Để bảo quản võ phục một cách tốt nhất, bạn cũng nên nên giặt và phơi khô võ phục sau mỗi lần sử dụng. Vì võ phục Judo có màu trắng và dễ bị vấy bẩn trong quá trình bạn luyện tập, việc giặt thường xuyên sẽ giúp bạn luôn sở hữu những bộ đồng phục sạch sẽ và trắng sáng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước lạnh trong những lần giặt đầu tiên và sau đó, giặt ở nhiệt độ không lớn hơn 30°C.
Hệ thống đai của Judo được thể hiện qua thứ hạng và màu đai. Trên tổng thể, thứ hạng của môn sinh Judo được chia thành 2 nhóm chính “Kyu” và “Dan”. “Kyu “là từ chỉ thứ hạng cho những người mới nhập môn Judo. Thứ hạng “Kyu” được thể hiện theo thứ tự giảm dần (số thứ hạng càng thấp, cấp độ kỹ năng càng cao). Trong “Kyu” sẽ có 6 cấp đai chính:
- Kyu 6: Đai trắng
- Kyu 5: Đai vàng
- Kyu 4: Đai cam
- Kyu 3: Đai xanh lá cây
- Kyu 2: Đai xanh lam
- Kyu 1: Đai nâu
Môn sinh sau khi vượt qua bài kiểm tra của cấp đai nâu sẽ được nâng lên thứ hạng “Dan”. “Dan” là từ chỉ thứ hạng cho những môn sinh Judo đã có nhiều kinh nghiệm luyện tập. Thứ hạng “Dan” được thể hiện theo thứ tự tăng dần với số thứ hạng càng cao, cấp độ kỹ năng càng cao. Những môn sinh ở thứ hạng “Dan” thường sẽ đeo đai đen để thể hiện trình độ và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, tương tự với cấp “Kyu”, các môn sinh ở cấp Dan cũng có hệ thống màu đai cho riêng mình:
- Dan 1 – Dan 5: Đai đen
- Dan 6 – Dan 8: Đai trắng đỏ (hoặc đai đen)
- Dan 9 – Dan 11: Đai đỏ (hoặc đai đen)
Nếu bạn là một môn sinh mới bắt đầu với Judo và chưa biếy phải thắt đai thế nào cho hợp lý thì hãy tham khảo ngay các bước sau đây nhé:
- Bước 1: Đặt đai ở vị trí trung tâm ngang bụng.
- Bước 2: Quấn đai quanh cơ thể và bắt chéo 2 đầu đai ở phía sau lưng.
- Bước 3: Đưa hai đầu đai ra phía trước và thắt nút đầu tiên như bước 3
- Bước 4: Tiếp tực thắt nút thứ hai sao cho các đầu dây đai hướng về hai bên như hình bước 4
- Bước 5: Kết thúc bằng việc kéo chặt nút thắt để đai không bị tuột ra khi bạn luyện tập
Đọc thêm: Hệ Thống Đai Và Kỳ Thi Lên Đai Của Taekwondo
Kết
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu về bộ môn Judo. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để tìm mua võ phục, đai và các dụng cụ tập luyện Judo với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.