Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt

Võ thuật kể từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng thú vị trong văn hoá và đời sống của nhiều thế hệ người Việt Nam. Cùng với lịch sử mở mang bờ cõi, bảo vệ tổ quốc, võ thuật Việt Nam luôn song hành với vai trò quan trọng qua mỗi thời kỳ. …

Võ thuật kể từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng thú vị trong văn hoá và đời sống của nhiều thế hệ người Việt Nam. Cùng với lịch sử mở mang bờ cõi, bảo vệ tổ quốc, võ thuật Việt Nam luôn song hành với vai trò quan trọng qua mỗi thời kỳ. Từ đó, hình thành nên những vùng đất võ thuật nổi danh tới tận ngày nay.

Đất Võ Bình Định

Bình Định được mệnh danh là miền đất võ,  là cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Dân gian có câu “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh”. Làng võ Thuận Truyền (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn) nổi tiếng với những đường roi xé gió bí ẩn, kỳ ảo, tuyệt kỹ… đầy giai thoại của cố võ sư Hồ Ngạnh. Còn làng võ An Vinh (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) được biết đến với những đường quyền mạnh mẽ, hiểm hóc, uyển chuyển lúc cương lúc nhu, có đặc điểm là đánh không hết tay, phản đòn nhanh, liên tục…

Theo ghi chép lịch sử, dưới triều Lê Thánh Tông, đất Bình Định được sáp nhập vào Đại Việt, trở thành vùng phiên trấn, phên giậu của Tổ quốc ở phương Nam. Ngoài người bản địa (gồm Chăm, Bana, H’rê), những cư dân Việt đầu tiên đến Bình Định là từ các nguồn quan lại do triều đình bổ nhiệm, dân khai hoang xiêu tán từ miền ngoài vào, các tội nhân lưu đày viễn châu…

Trong cuộc mưu sinh, để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và sự phức tạp của một xã hội chưa định hình, võ nghệ dân gian được phát huy cao độ, gồm võ của người bản địa, võ của bốn phương lưu dân, võ của người nước ngoài (võ Tàu do bộ phận cư dân Trung Hoa trốn tránh Mãn Thanh di cư sang).

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Trải qua nhiều thế kỷ, người Bình Định không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và đã có một sự nghiệp võ thuật độc đáo. Tinh hoa của võ thuật Bình Định được phát huy cao độ và đạt huân công trong phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nên thường được gọi là võ Tây Sơn, ngày nay gọi chung là võ Bình Định.

Trong dân gian Bình Định cũng như trong các võ đường nổi tiếng còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về võ kinh, võ lý, võ đạo, võ thuật, võ y và võ nhạc, phần thực hành cũng như văn bản truyền qua các đời.

Võ cổ truyền Bình Định mỗi thời kỳ đều có sự thăng hoa gắn liền với tên tuổi trở thành niềm tự hào. Giai đoạn trước Tây Sơn có Chàng Lía, Trương Đức Thường, giai đoạn chuẩn bị cho phong trào khởi nghĩa nông dân có Trương Văn Hiến (thầy giáo Hiến), Đinh Văn Nhưng (ông Chảng).

Thời Tây Sơn (0985098537), ngoài ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, có các tướng lĩnh Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Văn Long… Người ta đã dùng mỹ danh để tôn vinh những nhân vật thời đại như Tây Sơn Tam Kiệt, Tây Sơn Thất Hổ Tướng, Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, Tây Sơn Lục Kỳ Sĩ, Tây Sơn Tứ Danh Sư. Thời chống Pháp, Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng, Võ Trứ đều là những đại danh trong làng võ Bình Định.

Võ cổ truyền đi vào nếp sống của người dân Bình Định, từ trẻ đến già, không phân biệt nam nữ. Vì vậy mà dân gian có câu ca nổi tiếng “Ai về Bình Định mà coi; Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”.

Bình Định Sa Long Cương, Kim Kê Tây Sơn Nhạn, Võ Trận Bình Định Gia,… những môn phái võ Bình Định vẫn duy trì và trở thành một biểu tượng văn hóa của khu vực này. Đặc biệt, tương tự như vật cổ truyền, võ thuật Bình Định cũng tổ chức các giải đấu giao lưu ngày xuân như Võ đài Miền Trung – Tây Nguyên để tìm ra các nhân tài đối kháng.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, từ võ trận lên tới những võ đài đối kháng, võ thuật Bình Định đã đóng góp không nhỏ cho các sàn võ trong cả nước.

Đọc thêm: Thuyết Âm Dương Trong Võ Thuật Việt

Hà Nội Nghìn Năm Văn Hiến

Nhắc đến Hà Nội gợi cho ta thấy một không khí đầy hoài niệm, những trầm tích văn hóa có từ nghìn năm với những góc phố thơm nồng hoa sữa. Thê những, không nhiều người biết rằng Hà Nội cũng chính là mảnh đất khai sinh ra môn võ Việt Nam nổi tiếng khắp toàn cầu – Vovinam.

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chàng thanh niên Hà thành Nguyễn Lộc với khát vọng thành lập một môn võ chiến đấu mang danh Dân Tộc nhằm xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam khỏe mạnh, yêu nước có tinh thần tự tôn dân tộc và có những hoài bão lớn lao. Sau nhiều năm nghiên cứu, mùa thu năm 1938 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Võ sư Nguyễn Lộc đã có buổi biểu diễn chính thức ra mắt môn phái Vovinam.

Kể từ khi thành lập, Vovinam đã được tầng lớp thanh niên trí thức, học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội thời đó nhiệt liệt hưởng ứng tham gia tập luyện. Sau đó Vovinam nhanh chóng lan ra các tỉnh phía Bắc. Năm 1954, Võ sư Nguyễn Lộc vào Nam với mong muốn phát triển Vovinam ra toàn quốc. Do hoàn cảnh đất nước, kể từ năm 1954 phong trào Vovinam ở miền Bắc dần dần dừng hẳn. Tại miền Nam, sau khi Võ sư Nguyễn Lộc qua đời năm 1960, Võ sư Lê Sáng tiếp tục sự nghiệp của ông và đã xuất sắc đưa Vovinam phát triển mạnh mẽ, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và lan rộng ra quốc tế.

Năm 2010 là năm Hà Nội cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trong năm để chào mừng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi. Với Vovinam-Việt Võ Đạo, sau 72 năm thành lập và phát triển ra khắp thế giới, lần đầu tiên giải Vovinam các tỉnh phía Bắc được tổ chức ngay tại chính mảnh đất đã khai sinh ra nó, góp phần làm phong phú thêm những giá trị văn hóa của mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”.

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Ngoài Vovinam, Hà Thành cũng là cái nôi khai sinh ra nhiều môn phái võ thuật cổ truyền lâu đời khác như Thăng Long Võ Đạo, Nam Hồng Sơn, Lâm Sơn Động, Thanh Phong Võ Đạo

Là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, võ thuật ở Hà Thành cũng vì thế mà phát triển lớn mạnh thông qua các cuộc thi “võ cử” hội tụ đông đảo các bậc anh tài. Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, với đặc thù thích hợp cho chiến trận, võ thuật cổ truyền Hà Nội tiếp tục đóng góp không nhỏ vào công tác đào tạo, huấn luyện chiến sĩ bộ đội. Những lão võ sư Trần Tiến, Trần Công, Trần Hưng Quang… những cây cổ thụ trong làng võ thuật Hà Thành là minh chứng sống cho điều đó.

Cho tới thời nay, võ thuật cổ truyền Hà Thành vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy tinh hoa của các thế hệ đi trước. Các giải đấu Liên võ đường, Đại hội Võ thuật cổ truyền… được tổ chức hàng năm để bảo tồn văn hóa, tìm ra những cá nhân xuất sắc của làng võ cổ truyền.

Có thể bạn sẽ thích: 6 Cô Gái Vàng Thống Trị Làng Võ Thuật Việt

Các tỉnh Bắc Bộ

Kế bên Hà Thành, tiến về khu vực lân cận như Bắc Ninh – Bắc Giang (Kinh Bắc), Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam… Mỗi khi nhắc tới những miền đất này, không thể không nhắc tới đặc sản võ thuật: Vật cổ truyền.

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những hội vật cổ truyền luôn được người dân đón chờ nhất bởi sự hào hứng mà nó đem lại. Từng tiếng trống giục, hình ảnh những “ông đô” xe đài, những miếng vật khéo léo, uyển chuyển và mạnh mẽ được tung ra luôn thu hút sự chú ý của người dân xem hội.

Cho tới ngày nay, Vật cổ truyền Việt Nam luôn đóng góp cho Vật Việt Nam những cái tên xuất sắc. Từ những đô vật đã thành danh ở đấu trường quốc tế như Nguyễn Thị Lụa, Hà Văn Hiếu… và gần đây nhất là thành tích toàn bộ 12 tấm huy chương vàng ở SEA Games 30 đã được các đô vật Việt Nam “thâu tóm” trên đất khách Philippines.

Đọc thêm: 5 Loại Binh Khí Độc Đáo Trong Võ Thuật Việt Nam

Các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên

Bên cạnh vùng đất võ Bình Định, các tỉnh khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cũng là cái nôi sản sinh ra nhiều môn võ cổ truyền độc đáo. Những phái võ hình thành trong cuộc sống đời thường, trong công cuộc bảo vệ người dân cho tới sử dụng trên chiến trận.

Tân Khánh Bà Trà ở Khánh Hòa, Tấn Gia Quyền tại Quảng Ngãi… tương tự như những môn võ Bình Định, các môn phái này phát triển hệ kĩ năng đánh gối – chỏ rất đa dạng. Trong lịch sử, không ít những cái tên của các phái võ từng làm mưa làm gió ở các võ đài tự do, đối đầu với những võ sĩ đến từ Lào, Thái Lan, Campuchia hay cả những tay box Tây Phương khét tiếng.

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Một ví dụ điển hình nhất của làng võ cổ truyền khi ra thế giới ngày nay là “No.1” Nguyễn Trần Duy Nhất, võ sĩ đang thi đấu tại hạng Flyweight Muay Thái ở ONE Championship. Theo học Tấn Gia Quyền từ nhỏ, được xem là truyền nhân đời thứ 4 của võ phái có xuất phát từ Quảng Ngãi, Duy Nhất đã ứng dụng các kĩ thuật của Tấn Gia Quyền linh hoạt khi thi đấu Muay Thái.

Trái với các kĩ thuật gối chỏ tầm gần trong tư thế ôm ghì, Nguyễn Trần Duy Nhất cho biết Tấn Gia Quyền thường tìm cách đánh chặn gối chỏ ngay từ lúc bắt đầu áp sát. Phối hợp cùng các đòn đánh ngã, phá trụ, kĩ thuật gối chỏ mà Duy Nhất học được từ Tấn Gia Quyền giúp anh tránh đối đầu trực diện các võ sĩ vượt trội về thể hình và khả năng càn quét.

Với khả năng hội nhập và thích nghi cao, Võ cổ truyền Việt Nam hoàn toàn có thể tìm ra những cái nhân tài năng như Nguyễn Trần Duy Nhất. Và không chỉ võ đài Muay Thái, từ Kickboxing cho tới võ tổng hợp, cơ hội để Võ cổ truyền ghi dấu ấn trên các võ đài quốc tế không hề kém cạnh bất kì môn võ hiện đại nào đang thịnh hành.

Đặc Trưng Của Những Vùng Đất Khai Sinh Ra Võ Thuật Việt - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Kết

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho về võ thuật cổ truyền. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để mua võ phục và dụng cụ võ thuật với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.

Bài viết có tham khảo thông tin từ: vnexpress.net, vovinam-vietvodao.com, baotnvn.vn, thethao247.vn.

Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.

Giỏ hàng
Lên đầu trang