Côn Nhị Khúc – Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập

Côn nhị khúc hay Nunchaku là một binh khí được phát sinh từ đảo Okinawa- một đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn Karate-Do.

Nguồn gốc của Côn Nhị Khúc? Có lẽ trước khi bắt đầu luyện tập hay lựa chọn bất cứ một môn thể thao nào thì chúng ta đều nên tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về nó. Điều này càng đặc biệt cần thiết nếu bạn đang có ý định chơi côn nhị khúc. Hôm nay, Tân Việt sẽ giới thiệu đến anh em về lịch sử hình thành côn nhị khúc.

1. Nguồn gốc của Côn Nhị khúc

Nhiều người lầm tưởng côn được bắt nguồn từ Trung Quốc do hình ảnh vua côn nhị khúc – Lý Tiểu Long cùng với nền võ thuật đặc sắc của đất nước này đã quá ấn tượng. Nhưng Nhật Bản mới là quốc gia khởi nguồn của côn nhị khúc với tên gọi là Nunkachu, So-setsu-kon, hay côn 2 khúc.

Côn nhị khúc hay Nunchaku (còn được gọi là côn ly tâm, lưỡng tiết côn) là một binh khí được phát sinh từ đảo Okinawa (hay còn gọi là đảo Xung Thằng) – một đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn Karate-Do.

Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật
Nhật Bản mới là quốc gia khởi nguồn của côn nhị khúc

Đây là công cụ quen thuộc của dân đảo Okinawa trước đây. Họ thường dùng côn nhị khúc để đập lúa. Với cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp người dân đã cải tạo thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người, có thể qua mắt được lính canh. Ngoài côn nhị khúc còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác cũng được người dân tập luyện & chuyển hóa như một binh khí để chiến đấu chống lại sự đàn áp của chính quyền phong kiến như: côn dùi (bo), liềm cắt lúa (kama), song quái (tonfa), kiếm ngắn (sai)….Nó phổ biến bởi thời đó (thế kỷ 15), vũ khí bị cấm đoán bởi người Trung Hoa xâm lược. Đầu thế kỷ 17, dòng họ Sasuma (Nhật Bản) thống trị Okinawa. Bất kì loại vũ khí nào đều bị cấm tồn trữ và sử dụng. Côn nhị khúc ra đời và dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Mặt khác, lịch sử võ thuật thế giới cũng đã ghi nhận công lao của Lý Tiểu Long trong việc giới thiệu hình ảnh côn nhị khúc trên phim ảnh. Có lẽ từ đó, côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến của những người yêu mến võ thuật cho đến ngày nay.

Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật
Côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến

Bạn có thể quan tâm: Chọn Côn Nhị Khúc Thế Nào Cho Đúng?

2. Cấu tạo của Côn Nhị Khúc

Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.

Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

3. Phân loại kỹ thuật côn nhị khúc

Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:

  • Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….
  • Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
  • Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
  • Kỹ thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).
  • Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,…) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.

    Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiển côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.
Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được

Đọc thêm: Lý Tiểu Long – Huyền Thoại Võ Thuật Và Sự Ra Đi Đầy Xót Xa

4. Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc

Nguyên tắc Nhất thể:

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.

Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật
Nguyên tắc Nhất thể

Nguyên tắc âm dương

Côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi – vì phải trương cơ liên tục).

Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát

Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.

Côn Nhị Khúc - Nguồn gốc và một số nguyên tắc bạn cần phải biết khi luyện tập - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật
Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát

Nguyên tắc Đẳng thế

Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc “nhất thể”, nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.

Bạn có thể quan tâm: Vì Sao Mỹ Ban Hành Lệnh Cấm Côn Nhị Khúc?

Kết

Tân Việt hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về nguồn gốc, cấu tạo cũng như cấc nguyên tắc cần biết khi luyện tập côn nhị khúc. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để tìm mua các loại côn nhị khúc với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.

Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.

Giỏ hàng
Lên đầu trang