Nhắc đến mảnh đất thượng võ Trung Hoa thì Tán Thủ là cái tên bạn không thể nào bỏ qua. Được nghiên cứu và phát triển bởi những võ sư hàng đầu Trung Quốc suốt hàng trăm năm lịch sử, có thể nói đây là bộ môn đối kháng có hệ thống kỹ thuật đồ …
Nhắc đến mảnh đất thượng võ Trung Hoa thì Tán Thủ là cái tên bạn không thể nào bỏ qua. Được nghiên cứu và phát triển bởi những võ sư hàng đầu Trung Quốc suốt hàng trăm năm lịch sử, có thể nói đây là bộ môn đối kháng có hệ thống kỹ thuật đồ sộ và chặt chẽ nhất tới giờ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 nét đặc biệt của Tán Thủ qua bài viết sau đây.
1. Tán thủ và Wushu có liên quan gì
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các đội tuyển võ thuật trong nước thì có lẽ không còn quá xa lạ với bộ môn Wushu. Thế nhưng Tán Thủ có mối liên hệ gì với Wushu?
Wushu có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “võ thuật”. Chính vì thế, cái tên Wushu giống như một chiếc dù rộng lớn bao quát rất nhiều môn phái và phong cách võ thuật khác nhau. Môn Wushu hiện đại được phân ra là 2 trường phái chính. Một trong số đó là Taolu, một loại hình tổng hợp các bài quyền pháp biểu diễn, tập trung vào sự mềm dẻo của cở thể. Trường phái thứ 2 là tán thủ, hay còn được biết đến với cái tên Shanshou hoặc Sanda. Đây là bộ môn đối kháng toàn thân, chú trọng phát triển khả năng thực chiến của người dùng, được nghiên cứu và phát triển từ rất lâu đời ở đát nước này
2. Tán thủ có đến 3 loại hình khác nhau
Cái tên Shanshou của Tán Thủ trong tiếng Trung có nghĩa là nghệ thuật chiến đấu tay không. Bản thân tán thủ được chia làm 3 dạng:
- Sport Sanshou (Chinese Kickboxing): Đòn thế thể thao
- Civilian Sanshou : Đòn thế dân sự
- Military Sanshou (AKA Qinna Gedou) : Đòn thế dành cho quân đội.
Ở Việt Nam, Tán thủ dân sự và tán thủ thể thao là hai loại hình phổ biến nhất. Cả hai bộ môn này này đều huấn luyện người học các kỹ năng đấm, đá, quật, vật, cầm nã căn bản. Tuy nhiên, tán thủ dân sự sẽ thiên về lối đánh tự do, không áp dụng một quy chuẩn nào nhất định, chủ yếu nhằm giúp người dùng học cách tự vệ. Ngược lại, tán thủ thể thao sử dụng chặt chẽ các nguyên tắc vật lý để tăng tính hiệu quả trong chiến đấu. Ngoài ra, người tập tán thủ thể thao cũng được trang bị đầy đủ bảo hộ như áo giáp, găng box, mũ đội đầu, key che hạ bộ, pad bảo vệ xương ống đồng vì tính chất kịch liệt của nó.
Đọc thêm: Kendo – Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại
3. Tán thủ chịu ảnh hưởng từ môn phái nào
Tán thủ không chỉ đơn thuần là một môn phái mà là một hệ thống kỹ thuật đối kháng đồ sộ được nghiên cứu và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Ban đầu, bộ môn này được hình thành để tìm ra một phương pháp chiến đấu tối ưu hoá khả năng thực chiến của quân đội. 92 võ sư tài giỏi nhất của 92 tỉnh trên toàn Trung Quốc đã được chiêu mộ để cùng cùng với các huấn luyện viên quân đội so sánh, chắt lọc ra những kỹ cận chiến hiệu quả nhất và cho ra đời Tán Thủ. Sau một thời gian dài liên thục thử nghiệm và cải tiến, tán thủ chịu ảnh hưởng từ đa dạng các môn phái trong ra ngoài nước. Tiêu biểu nhát có thể kể đến: Kungfu, quyền anh, muay thái, vật mông cổ.
Đến ngày hôm nay, chính vì sự tổng hợp của các môn phái khác nhau, tán thủ sở hữu nhiều cái tên khá thú vị như: Kickboxing kiểu Trung Hoa, Kickboxing dùng tay, Muay Thái phong cách Judo, Kungfu đối kháng, ..
Có thể bạn sẽ thích: Triệt Quyền Đạo – Đứa Con Dang Dở Của Lý Tiểu Long
4. Tranh cãi liên quan đến nguồn gốc
Việc tán thủ được phát triển dành cho quân đội trong khoảng thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai (0985098537) thì không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên những năm gần đây, có không ít ý kiến cho rằng thực ra môn này không xuất phát từ võ truyền thống Trung Quốc như người ta vẫn nghĩ.
Tuy nhiên những năm gần đây, sau khi theo dõi lối đánh của nhiều võ sĩ Tán thủ, cộng đồng võ thuật thế giới đã lao vào cuộc truy tìm xuất xứ thực sự của môn võ này thông qua nhiều tài liệu từ các quốc gia khác và cả từ mạng Weibo của Trung Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng tán thủ thực chất xuất phát từ môn võ Sambo của Nga sau khi một cố vấn quân sự người Liên Xô được mời sang trong quá trình nghiên cứu và phát trển Tán Thủ.
Sau khi được chuyên gia này tư vấn, quân đội Trung Quốc nhận thấy Sambo đúng là một môn võ vô cùng hiệu quả trong thực chiến nên đã áp dụng vào huấn luyện.Theo thời gian, dựa trên nền tảng Sambo, Trung Quốc đã cải tiến để phù hợp với thể trạng người châu Á để tạo ra môn Tán thủ. Sau này, khi Tán thủ đã gặt hái được những thành tựu ở các giải quốc tế, người Trung Quốc bỗng quay lưng, không chịu thừa nhận công sức của Liên Xô.
Các tài liệu chính thống của Trung Quốc đều không nhắc đến “Sambo” khi nói về nguồn gốc của Tán thủ. Thay vào đó, họ nói môn này được kết tinh từ hàng ngàn năm võ học Trung Hoa.
Đến nay, việc Tán thủ có thực sự xuất phát từ Sambo hay không và thực chất môn này còn chịu ảnh hưởng từ các môn võ của nước ngoài lớn như thế nào vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi.
Đọc thêm: 5 Loại Binh Khí Độc Đáo Trong Võ Thuật Việt Nam
5. Nền tảng đánh đứng (striking) đa dạng
Với mục đích tạo ra một hệ thông chiến đấu đơn giản, trực tiếp, hiệu quá với những đòng đánh nhah và mạnh, Tán Thủ xâu dựng cho mình một bộ nền tảng đánh đứng hết sữc đa dạng từ với các các kĩ thuật tay của Boxing, kĩ năng đánh chân từ Muay, Karate và những môn võ Trung Quốc. Chính vì sự kết hợp tinh hoa của nhiều môn phái khác nhau này, tán thủ sở hữu bộ kĩ năng đánh đứng rất riêng biệt và hiệu quả.
Tuy nhiên, tán thủ không phụ thuộc hoàn toàn vào các môn phái này mà cũng bổ sung thêm những đặc điểm riêng biệt. Luật thi đấu của Tán Thủ không dựa nhiều vào điểm chạm như Karate hay dựa vào khả năng chịu đòn như Muay, chính vì thế, các chiến thuật của Tán Thủ lại càng tăng cường việc đánh nhanh – rút gọn và phải có hiệu quả cao nhất trong một tổ hợp đòn. Đặc biệt, Tán Thủ không sử dụng nhịp đánh chậm và đổi đòn ở cự li gần như Muay Thái hay Kickboxing, Tán Thủ có lối đánh ra – vào đặc trưng, một chiến thuật dễ kết hợp với những trường phái khác như Wrestling để sử dụng trên sàn MMA.
6. Phối hợp với khả năng vật
Mặc dù không sở hữu bộ kĩ năng địa chiến (grappling), nhưng, Tán Thủ được xây dựng trên yêu cầu của quân đội – vì thế, môn võ này đảm bảo được tối thiểu hai kĩ năng cần thiết là vật (takedown) và đánh đứng (striking).
Có thể bạn sẽ thích: 7 Môn Phái Võ Thuật Lâu Đời Nhất Thế Giới Bạn Phải Biết
Các kĩ năng vật của Tán Thủ dựa trên các kĩ thuật quật ngã của Wrestling và môn võ Suất Giảo (Shuai-Jiao) – môn vật cổ từ Trung Quốc với đặc trưng là các đòn vật nhanh, cho phép thực hiện tất cả các đòn vật thân trên và thân dưới. Chính vì thế khi bổ sung vào để xây dựng nên Tán Thủ, các tổ hợp đòn giữa đánh đứng và hạ trọng tâm thực hiện các đòn vật cũng là một chiến thuật quen thuộc – tương tự với chiến thuật trong MMA
Ngoài ra, việc xây dựng bộ kĩ năng kết hợp tạo cho những võ sĩ Tán Thủ một thói quen rất quan trọng khi chuyển sang đấu trường MMA – thói quen phòng thủ các đòn vật, một điều mà đa phần những môn võ đánh đứng khác như Kickboxing, Boxing, Muay Thái, Karate … hầu như không sở hữu.
Kết
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho về bộ môn có lịch sử hình thành lâu đơi – Tán Thủ. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để mua võ phục và dụng cụ võ thuật với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.