Kendo – Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại

Bộ môn Kiếm Đạo (hay còn được biết đến với cái tên Kendo), đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới mộ võ thuật Việt Nam ngày nay. Nếu ai đang theo học Kendo chắc chắn sẽ hiểu, giữa những mệt mỏi của cuộc sống, không gì bình yên hơn được đến võ đường …

Bộ môn Kiếm Đạo (hay còn được biết đến với cái tên Kendo), đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới mộ võ thuật Việt Nam ngày nay. Nếu ai đang theo học Kendo chắc chắn sẽ hiểu, giữa những mệt mỏi của cuộc sống, không gì bình yên hơn được đến võ đường và luyện tập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bộ môn thú vị này qua bài viết sau đây nhé!

Lịch sử của Kendo

Kendo là một bộ môn võ thuật đến từ Nhật Bản. Trong Kendo, Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo. Kendo có thể hiểu là kiếm đạo hay đạo dùng kiếm.

Kendo được phát triển từ môn kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản – Kenjutsu, hình thành vào cuối thời kỳ Meiji (khoảng thế kỷ 19), nhằm tập luyện cho các chiến binh Samurai trong chiến tranh và bảo vệ vua chúa. Tuy nhiên vì tính sát thương quá cao, kiếm thuật Kenjutsu được giảm nhẹ và tập trung thiên về đạo kiếm nhiều hơn để cho ra đời Kendo. Ở Kendo, kiếm – từ vũ khí dùng để giết người- đã được nâng tầm lên một mục đích khác là phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng đạo.  

Kendo phát triển nhanh chóng và được đưa vào hệ thống các trường học Nhật Bản. Cho tới nay đã có khoảng hơn 10 triệu người tham gia tập luyện bộ môn này trên khắp thế giới. Bộ môn này du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 2000. Ban đầu Kendo được dạy cho con em của người Nhật làm việc tại Hà Nội. Sau đó, môn võ này dần được nhiều người Việt Nam theo học và tập luyện. Hiện nay, phong trào luyện tập Kendo ngày càng phát triển ở khắp các tỉnh thành xuyên suốt Việt Nam

Võ phục và dụng cụ tập luyện Kendo

Kendo - Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Để tham gia luyện tập Kendo các võ sinh cần chuẩn bị võ phục là áo võ (dogi) và quần võ (hakama). Ngoài ra, bộ dụng cụ của môn võ này còn bao gồm: Giáp phòng hộ (Bogu), mặt nạ (men), giáp cổ tay (kote), giáp thân (do), giáp hông (tare), đai (himo), khăn (tenugui) và quan trọng nhất là kiếm tre (shinai).

Do tính chất cực kỳ nguy hiểm, nên khi thi đấu giao hữu, võ sĩ Kendo bắt buộc phải tuân thủ theo nhiều yêu cầu đặc biệt về võ phuc và đồ bảo hộ. Bảo hộ đầu của Kendai là một chiếc mũ trùm đầu bằng kim loại, có mạng che mặt và cổ.  Ngoài ra có có giáp phòng hộ che ngực đan bằng tre có da phủ ngoài và bao tay độn dày để bảo vệ bàn tay và khuỷu tay.

Người ta kể rằng, khi gặp quân thù, kiếm sĩ Kendo chỉ lướt tới, rút kiếm ra nửa chừng bao kiếm, thì kẻ thù đã lìa đầu. Chín vì tính sát thương cao độ ở môn võ này, thanh kiếm katana được thay thế bằng kiếm tre (shinai) để bảo vệ sự an toàn cho các môn sinh. Là vũ khí chủ yếu của mỗi kendoka, shinai được làm bằng 4 thanh tre gép vào nhau với phần đầu được bọc cố định bằng kim loại.

Ngày nay còn có shinai được làm từ vật liệu cacbon, giá không dưới 4 triệu đồng, ưu thế hơn vật liệu tre dễ tét gây ra dằm bay vào mắt, rớt xuống sàn hay xước vào tay. Shinai cacbon thì an toàn, bền nhưng chỉ dùng trong luyện tập, còn khi thi đấu phải dùng shinai tre. Âm thanh của tre toát ra thanh âm trong trẻo, cao vút và tạo khí thế hơn vật liệu nhựa.

Kendo không có đẳng cấp đai đen đai nâu. như các môn võ khác. Chỉ khi nào võ sĩ Kendo vung kiếm, nghe tiếng gió của kiếm lướt đi, thì người trong nghề mới biết trình độ của võ sĩ ấy. Càng ở đẳng cấp cao, các võ sĩ Kendo càng thủ thế lâu và lặng lẽ. Đường kiếm chỉ vung lên trong tích tắc, và là đường kiếm quyết định trận đấu! Thành thử võ sĩ Kendo phải học suốt đời cho đường kiếm luôn “nhanh hơn”.

Có thể bạn sẽ thích: Aikido – Nghệ Thuật Cao Thượng Của Võ Thuật

Kỹ thuật trong Kendo

Kendo - Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Một đặc điểm khá hay ho ở môn kiếm đạo chính là tiếng thét của các môn sinh. Thi đấu và luyện tập Kendo thường ồn ào hơn so với các môn phái khác bởi họ sử dụng tiếng thét để biểu lộ tinh thần thi đầu và đe dọa đối phương. Ngoài ra, âm vang của các bước dậm chân cũng là một yếu tố quan trọng đối với các kiếm thủ trong việc tăng cao sức mạnh đòn đánh. 

Truyền thống của kiếm đạo Nhật Bản là nhất chiêu tất sát, vì vậy đòn đánh của kiếm đạo thường nhằm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể ( đỉnh đầu, hông giữa xương sườn và xương chậu, cổ tây, đâm vào họng).

Hệ thống kỹ thuật của Kendo gồm 4 đòn cơ bản: Men, Kote, Do và Tsuki. Men là đòn đánh vào đỉnh đầu đối phương. Kote là đòn đánh nhằm vào cổ tay đối phương. Đòn đánh vào bụng của đối phương được gọi là Do. Tsuki được coi là đòn đánh nâng cao khi kendoka dùng kiếm đâm thẳng vào cổ họng đối phương.

Đọc thêm: 7 Môn Phái Võ Thuật Lâu Đời Nhất Thế Giới Bạn Phải Biết

Ý nghĩa của Kendo

Kendo - Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại - Tân Việt - Võ Phục và Dụng Cụ Võ Thuật

Người học Kendo không chỉ tập luyện kỹ thuật sát thủ mà còn nhắm vào một lẽ đạo cao hơn. Bởi vậy ngay khi nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính:

– Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người nhân hậu.

– Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. (nhưng cũng nên lượng sức khi cần)

– Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen. 

– Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. (

– Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời. 

Các môn sinh thường coi kiếm đạo như một điểm tựa của tâm hồn mình. Họ đến với Kendo không phải để tìm hiểu cách chiến đấu, mà là để trở về với chính tâm hồn và cơ thể của mình sau những căng thẳng, mệt mỏi. Kendo cho người học cảm giác được tĩnh lặng, được chân thật với chính mình giữa bộn bề cuộc sống. Chính vì thế, quả không ngoa khi nói rằng bộ môn này có khả năng chữa lành cho tâm hồn bận rộn của con người hiện tại.  

Kết

Qua hơn 8 thế kỷ, môn Kendo ở Nhật đã đào tạo những anh hùng lừng danh, những “võ sĩ đạo” đại tài ghi dấu trong sử sách. Nhưng hơn thế nữa, kiếm đạo cũng đã trở thành một bến đỗ tuyệt vời cho biết bao nhiêu tâm hồn mệt mỏi trong hàng thế kỉ vừa qua. Võ Phục Tân Việt hy vọng những giá trị này của kiếm đạo sẽ còn được lưu truyền và sống mãi theo thời gian. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua đồng phục và dụng cụ tập kiếm đạo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn phục vụ tốt nhất.

Bài viết có tham khảo thông tin từ: vietnam.vnanet.vn, japan.net.vn

Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.

Giỏ hàng
Lên đầu trang